Thị trường bất động sản
Monday, 06/04/2015, 17:29

"Sóng" bất động sản đã bắt đầu chu kỳ 10 năm

06/04/2015

Mới đây, hơn 200 doanh nghiệp địa ốc có mặt trong cuộc “Gặp mặt mùa Xuân” tổ chức tại Đà Nẵng đã tỏ ra vô cùng hứng khởi và nhất trí với quan điểm "một chu kỳ mới của bất động sản có thể đang xuất hiện". Đây là nhận định của ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Sự lạc quan của các doanh nghiệp địa ốc liệu có thái quá theo kiểu người trong nhà tự “vỗ tay khen nhau”? Bởi lẽ, cách đây không lâu, nhiều người từng đưa ra những cảnh báo về yếu kém nội tại của thị trường.

Tuy khẳng định điều này là khó, nhưng để chứng minh cho nhận định của mình, bằng kinh nghiệm thị trường đúc kết nhiều năm, ông Chung đưa ra những luận điểm, rằng năm 1993, thị trường khởi đầu một chu kỳ (còn gọi là giai đoạn sơ khai) với sự ra đời của Luật Đất đai năm 1993. Đến năm 2003, thị trường bắt đầu một chu kỳ mới (còn gọi là giai đoạn tiền tệ hóa) với Luật Đất đai 2003 (đất đai - quyền sử dụng đất được tham gia vào thị trường như một loại hàng hóa đặc biệt).

Năm 2013, Luật Đất đai mới (đất đai - quyền sử dụng đất được tham gia vào thị trường với đầy đủ các đặc thù của nó) ra đời song hành với Hiến pháp 2013 (sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1991) đã có những định hướng phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt các loại hình thị trường (trong đó có sự liên thông chặt chẽ giữa thị trường tài chính và thị trường BĐS), cho thấy dấu hiệu của một giai đoạn phát triển mới (tức giai đoạn tài chính hóa).

Thị trường bất động sản
Thị trường BĐS đang ở thời điểm cuối của giai đoạn tiền tệ hóa. Ảnh minh họa

Ông Chung cũng nhận xét, “thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường” và cho biết thêm, có 3 trường hợp có thể xảy ra. Một là, thị trường vẫn sẽ tiếp tục đi ngang với một chút triển vọng như đang diễn ra hiện nay. Đây cũng là khả năng dễ xảy ra nhất. Hai là, thị trường sẽ bắt đầu đi vào một chu kỳ tăng trưởng mới nếu nó hội tụ đủ một số yếu tố, chẳng hạn như tình hình biển Đông ổn định, Việt Nam đã tham gia thành công TPP, kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ vẫn đang tiếp tục ổn định... Trường hợp thứ ba là, kịch bản tình hình thị trường sẽ xấu đi nếu bất ngờ xuất hiện các rủi ro kinh tế và chính trị không mong muốn.

PV viết bài đã tiến hành một cuộc khảo sát "bỏ túi" khoảng 20 doanh nghiệp BĐS từ Bắc vào Nam. Kết quả, phần lớn đều có cái nhìn lạc quan về thị trường. Đại diện một đơn vị tư vấn nước ngoài khẳng định, các nhà đầu tư ngoại hiện đã không chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm đến BĐS Việt Nam mà đã chuyển sang hành động, đó là việc đầu tư vào các dự án cũng như các chuyến tìm hiểu, nghiên cứu thực địa rất nghiêm túc.

Ngoài ra, thị trường BĐS Việt Nam vẫn đang có sức hút rất lớn từ các chính sách kinh tế ưu đãi, hỗ trợ mà độ trễ có thể sẽ thể hiện rõ trong năm nay. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa cũng sẽ diễn ra nhanh chóng trong những năm tới, dự báo có thể tăng thêm khoảng 45% vào năm 2025. Những yếu tố này cho thấy, nhu cầu của người dân đối với thị trường BĐS là rất lớn. 

Bên cạnh đó, chủ trương, đường lối của Nhà nước đối với thị trường địa ốc cũng theo định hướng đẩy mạnh phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt thị trường này với các thị trường khác trong nền kinh tế. Đây sẽ là đòn bẩy cho thị trường phát triển.

Có thể thấy, thị trường BĐS giai đoạn 2004 - 2014 đã thể hiện một cách hoàn chỉnh cấp độ tiền tệ hóa của thị trường. Những ưu điểm, nhược điểm của thị trường ở cấp độ tiền tệ hóa thể hiện rõ qua: sự bùng phát, phụ thuộc hệ thống ngân hàng, sự suy giảm khi ngân hàng không cho vay và sự tái phục hồi ngay khi có những luồng tiền đổ vào.

Tuy nhiên, thị trường đã vào thời điểm cuối của giai đoạn này. Các chuyên gia cũng cho rằng, đây là thời điểm khá nhạy cảm và rất cần có những chính sách cũng như sự điều hành của Nhà nước để thị trường chuyển nhanh sang giai đoạn tài chính hóa trong những năm tới. Song song với việc sớm hoàn thiện hệ thống thể chế, thúc đẩy triển khai, thực hiện các văn bản đã ban hành…vẫn còn một loạt thể chế thị trường cần phải được nghiên cứu và ban hành thêm. Đó là việc cho ra đời các công ty, các trung tâm tư vấn về giá cả BĐS; các cách thức tính toán, các chỉ số BĐS, các chủ thể tính toán và công bố các chỉ số này; tạo dòng vốn vận hành vào thị trường; giải quyết khó khăn về thủ tục; tăng cường các giải pháp để tạo minh bạch thị trường…

Không thể đốt cháy giai đoạn, nhưng có lẽ, cũng đã đến lúc thị trường BĐS cần được thắp lên ngọn lửa mới cho một giai đoạn mới!

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Chia sẻ:
Tin mới

Lý Do Vì Sao Giới Nhà Giàu Đua Nhau Mua Bất Động Sản Tích Trữ Giữa Đại Dịch Covid-19 (27/03/2020)

Vì sao bạn chưa thành triệu phú ? (22/05/2015)

Phối màu độc đáo cho phòng trẻ sơ sinh (22/05/2015)

“Soi” căn hộ phong cách Nhật Bản tại Việt Nam (22/05/2015)

Nhà ở hiện đại: Những sai lầm phổ biến trong phong thủy (22/05/2015)

Nhà cổ điển với phong cách thập niên 80 (21/05/2015)

Các tin khác

Lý Do Vì Sao Giới Nhà Giàu Đua Nhau Mua Bất Động Sản Tích Trữ Giữa Đại Dịch Covid-19(27/03/2020)

Dòng tiền đang chảy từ Ngân Hàng sang căn hộ cao cấp ?(10/05/2015)

Doanh nghiệp BĐS lạc quan với mục tiêu tăng lãi đột biến(27/04/2015)

Khách hàng ngoại tỉnh chiếm đến 50% nhu cầu mua nhà Hà Nội(28/03/2015)

Đất nền ven đô tại Tp.HCM không còn hấp dẫn như trước(28/03/2015)

Thị trường BĐS bùng nổ sẽ thực sự là điều đáng lo ngại(28/03/2015)